Tin tuc thoi trang -
Từ 2h sáng ngày 10/10, rất đông người dân đã có mặt trước cổng nhà số 30 Hoàng Diệu để xếp hàng viếng Tướng Giáp, Mỗi người đến từ một miền quê, từ Hà Nội, các tỉnh lân cận cho đến tận Khánh Hòa, TP.HCM…đều mang trong mình nỗi bâng khuâng trong lúc chờ xếp hàng viếng Tướng Giáp.
Chờ đợi từ lúc nửa đêm, có người mang theo chiếu và bạt để trải, cũng có người tranh thủ chợp mắt vội vã bên vỉa hè… nhưng họ đều bày tỏ sự vinh dự và may mắn khi được đứng trước nhà Đại tướng, chờ đợi được xep hang vieng Tuong Giap và hoàn thành được tâm nguyện vĩnh biệt Người lần cuối cùng.
Theo lịch trình mới nhất, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mở cửa nhà riêng để đón đồng bào cho tới 18h chiều ngày 10/10 thay vì tới 18h ngày 11/10 như thông báo ban đầu, vì vậy nhiều người đã vội vã đi ô tô, tàu và máy bay tới Hà Nội để được xếp hàng vào viếng.
Xếp hàng, chờ đợi từ 2h sáng
Bà Nguyễn Thị Thể (71 tuổi, Long Biên, Hà Nội) dự định đi từ mấy ngày hôm nay. Tuy nhiên, vì việc gia đình nên chưa thu xếp được, sau khi biết tin ngày 10/10 là buổi cuối được vào viếng, bà tức tốc cùng ông xã lặn lội khởi hành từ Long Biên lúc 3h sáng.
Bà Thể cho biết: "Tôi đã dự định đi hôm qua nhưng sau lại có việc bận. Hôm nay đến đây thấy mọi người đã đến sớm hơn tôi nhiều. Có mặt lúc 4h sáng, tôi không thấy mệt một chút nào, cảm thấy rất khỏe. Tôi kính trọng Đại tướng không chỉ phẩm chất mà còn cả tinh thần yêu nước nồng nàn".
Từ 12h đêm, nhiều người có mặt trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để chờ đợi đến giờ được vào viếng.
Chuẩn bị sẵn nước uống, chiếu trải để ngồi trắng đêm, nhóm bạn gồm 4 người cùng công ty của anh Nguyễn Văn Đạt (Gia Lâm – Hà Nội) tranh thủ đến xếp hàng từ nửa đêm để được vào viếng Đại tướng đầu tiên trong ngày 10/10.
Một nam thanh niên không tiết lộ tên kính cẩn trước nhà Đại tướng với tất cả lòng thành kính
Có mặt từ 11h, đến nửa đêm, những người bạn bên cạnh anh Đạt đều tranh thủ chợp mắt. Trong khi đó, anh Nam ngồi suy tư bên mấy bông cúc vàng. Anh Đạt chia sẻ: "Là thế hệ sinh ra khi đất nước đã hòa bình, chưa cảm nhận được hết sự khốc liệt của chiến tranh nhưng những giờ học sử khi còn học trên ghế nhà trường đã cho tôi biết về nhiều danh nhân dân tộc, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Anh Đỗ Duy An (Bắc Ninh) chợp mắt vội bên vỉa hè
Mang theo chiếu, bạt để ngồi, nước uống… nhiều người đã có mặt từ nửa đêm
Cũng theo anh Đạt, tới đây, anh không chỉ thấy được tấm lòng của người dân với Bác mà dường như trong anh cảm nhận được ý nghĩa của hai từ đồng bào. "Mọi người xích lại gần nhau, tình đồng bào sâu sắc khiến tôi vô cùng cảm động", anh Đạt cho biết
Một cụ bà khác với đôi mắt đỏ hoe, nhìn qua hàng rào vào nhà Đại tướng với niềm tiếc thương vô hạn
Cô Đào Thị Nhàn (Đường Trần Duy Hưng – Hà Nội) kính cẩn, khóc thầm trước cổng nhà Đại tướng. Cô chia sẻ: “Tôi vô cùng thương xót vị Đại tướng sống đạo đức, hết lòng vì nhân dân”
Trong số hàng trăm người có mặt trước nhà tướng Giáp lúc nửa đêm, anh Nghiêm Trúc Sơn (Long Biên, Hà Nội) dẫn theo cậu con trai Nghiêm Xuân Bắc (2 tuổi) cùng đi. Anh Sơn kể, hôm nay bố hứa cho đi viếng Đại tướng nên cả đêm bé cũng thấp thỏm không chịu ngủ.
Anh Nghiêm Trúc Sơn bế con trai Nghiêm Xuân Bắc trên tay đến chờ đợi xep hang vieng Tuong Giap từ 3h30′ sáng 10/10
Anh Sơn nói: "Cháu còn bé quá, có thể chưa hiểu hết. Nhưng sau này khi lớn lên, cháu sẽ hiểu và quý trọng những giây phút này”.
Ba bạn trẻ, mỗi người một miền quê khác nhau, công việc khác nhau nhưng đều thổn thức khi biết tin Đại tướng ra đi
Bác Nguyễn Công Quyết (Khoái Châu, Hưng Yên) từng làm chiến sĩ thông tin dưới sự lãnh đạo của Đại tướng đi xe buýt lên Hà Nội từ 16h ngày 9/10. Ông có mặt tại nhà Đại tướng từ 12h đêm với mong muốn được dâng vòng hoa kính viếng Đại tướng.
Đứng trầm ngâm trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vợ chồng anh Nguyễn Đức Dưỡng (Quận Gò Vấp, TP.HCM) nhìn không chớp mắt trong sự xót xa vào ngôi nhà của Tướng Giáp. Lên máy bay từ lúc 22h, có mặt tại Nội Bài lúc hơn 23h, vợ chồng anh đi taxi đến ngay phố Hoàng Diệu.
Anh Dưỡng chia sẻ: "Khi nghe tin Đại tướng qua đời, gia đình tôi vô cùng thương tiếc. Gia đình xác định bằng mọi giá phải ra đến đây để viếng Người. Sau ngày hôm nay, tôi và gia đình dự định về Quảng Bình – quê hương Đại tướng nữa rồi mới trở về Tp.HCM".
Gia đình anh Nguyễn Đức Dưỡng (Quận Gò Vấp, TP.HCM) xuống sân bay lúc 23h đêm và có mặt ngay trước nhà Đại tướng lúc nửa đêm
Được biết, từ khi Đại tướng qua đời, gia đình anh Dưỡng luôn theo dõi báo chí để cập nhật thông tin."Nguyện vọng của gia đình là ra Hà Nội thắp nén tâm nhang. Dù được vào hay không thì khi có mặt ở cổng ngôi nhà số 30 này cũng cảm thấy rất vinh dự", anh Dưỡng nói.
Từ các cụ già, đến các bạn trẻ… nhiều người không quản ngại đường sá, giấc ngủ để đến chờ đợi từ nửa đêm
Bác Hà Thị Hoa (Cửa Nam – Hà Nội) và Bác Nguyễn Văn Sơ (Long Biên – Hà Nội) ngồi nghỉ chân trong khi chờ đợi. Hai cụ già không quen biết nhau nhưng trong lòng họ Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một vị tướng đầy khí phách
Có mặt từ nửa đêm, gần sáng… từng dòng người đổ về căn nhà số 30 Hoàng Diệu mỗi lúc một đông hơn khi thành phố sắp đón bình minh
Còn cô Đinh Thị Hà (Cam Lộc, Cam Ranh, Khánh Hòa) ngồi lặng lẽ bên vỉa hè đường Hoàng Diệu. Đôi mắt cô rơm rớm nước mắt khi nhắc về Đại tướng. Vượt hàng trăm km để ra Thủ đô, cô cảm phục tấm lòng của người dân Việt Nam đối với Đại tướng.
Cô Đinh Thị Hà (Cam Lộc, Cam Ranh, Khánh Hòa) cảm thấy may mắn khi được tới Hà Nội để xep hang vieng Tuong Giap
"Trong tôi hình ảnh Đại tướng là vị tướng có đức, có tài, sống chan hòa với mọi người. Dù chưa được gặp Người nhưng tôi được nghe sự cống hiến của Đại tướng cho dân cho nước. Có mặt ở đây, ngồi cả đêm để chờ đợi, tôi vẫn thấy may mắn hơn nhiều bạn bè và bà con", cô Hà tâm sự.
Và khi thành phố chưa đón bình minh, hàng trăm người vẫn nối thành hàng dài chờ đợi vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp